Archive for March 16th, 2010

Cuộc đời của Pi Nguồn: Blog của Moony

March 16, 2010

Cuộc đời của Pi – 14-11-2006, 11:05 PM


Cuộc đời của Pi

Nguồn: Blog của Moony

Đây là đoạn trích tôi thích nhất trong Cuộc đời của Pi, có lẽ sẽ có nhiều người cho rằng đoạn văn này không có gì đặc biệt. Nhưng tôi vẫn thích nó nhất, ờ, cái này thì tôi không hiểu nổi tại sao nữa. Tôi vốn rất ngại đọc những cái gì được cho là best-seller, được giải Booker! Nhưng khi tôi dành cho tác phẩm này một ngoại lệ, tôi nghĩ mình đã không uổng phí công sức đọc nó một đêm và một buổi chiều! He he, và mỗi một lần tôi đọc nó từ đầu đến cuối! Tôi thích văn hóa của người Ấn Độ, thích cách nhìn của họ về tự nhiên, thích cách xây dựng tâm lý của con người khi họ bị đẩy vào một tình huống nguy kịch. Và đương nhiên, tôi thích cậu bé Pi và con hổ Richard Parker của cậu! Ừm, nếu tôi có thể chọn, tôi sẽ chọn cuốn sách này là cuốn sách hay nhất cho cả trẻ em và người lớn!

Tôi dịch xuống dọc cái chèo cho đến lúc 2 bàn chân đặc lên đc mũi xuồng. Phải rất thận trọng. Tôi đoán Richard parker đang nằm dưới tấm bạt, quay lưng về fía tôi, quay mặt ra chỗ con ngữa vằn mà chắc chắn là nó đã thịt mất rồi. Trong 5 giác quan, hổ dùng nhiều đến mắt nhất. Nhãn lựa của chúng mạnh, nhất là fát hiện các chuyển động. Tai chúng cũng thính. Mũi chúng thì thường. Tất nhiên tôi muốn nói là nếu so với các loài vật khác. Bên cạnh Richard Parker thì tôi là thằng điếc, mù và tịt mũi đặc. Nhưng lúc ấy nó ko thể nhìn thấy tôi, và tôi ướt sũng như vậy thì nó cũng có thể ko ngửi thấy, còn với tiếng giò gào biển thét khi đó, nếu tôi cẩn thận thì chắc nó ko thể nghe thấy tôi. Một khi nó còn chưa biết đến tôi thì còn có cơ hội sống. Nếu biết, nó sẽ giết tôi lập tức. Tôi băn khoăn ko biết nó có thể vọt lên qua tấm bạt ko.

Sợ hãi và lí trí tranh nhau trả lời. Sợ hãi bảo được chứ, nó là 1 con thú ăn thịt hung dữ và mạnh mẽ, nặng tới hơn 2 tạ. Móng nào của nó cũng sắc như dao. Lí trí lại nói ko đc đâu, tấm bạt rất chắc, ko fải là vách giấy Nhật Bản. Tôi đã từ tít trên cao rơi xuống nó. Richard Parker có thể dùng móng cào xé tấm bạt dễ dàng và nhanh chóng, nhưng ko thể nhảy chui qua tấm bạt đến póp 1 cái như thằng hề trong hộp đồ chơi. Và nó conchừa thấy tôi. Chưa thấy tôi thì nó chẳng có lí do gì fải cào xé tấm bạt để chui qua cả.

Tôi trườn dọc cái chèo. Tôi để cả 2 chân sang 1 fía và đặt chân lên mạn xuồng, cái mép trên của sườn xuồng, hay gọi là cái gọng trên cũng đc. Tôi dịch thêm chút nữa cho đến khi 2 chân ở trong xuồng. Tôi ko rời mắt khỏi cái mép bên kia của tấm bạt. Bất kì giây fút nào Richard Parker cũng có thể trỗi dậy nhào đến tôi. Người tôi fát ra nhưng cơn sợ run bần bật rất nhiều lần. Đúng cái chỗ cần fải im nhất là đôi chân thì tôi lại là chỗ tôi bị run mạnh nhất. Hai chân tôi run đùng đùng như gõ trống trên tấm bạt, Đến gõ cửa gọi Richard Parker thì cũng chỉ thế là cùng. Cơn run lan từ chân lên tay và tôi chẳng thể nào cản nổi chúng. Rồi từng cơn run sợ cũng qua đi.

Khi người tôi đã phần lớn vào trong xuồng, tôi gượng đứng dậy. Tôi nhìn sang qua tấm mép bạt, và ngạc nhiên thấy con ngựa vằn vẫn còn sống. Nó nằm gần đuôi xuồng, chỗ nó đã rơi xuống, bất động, nhưng bụng vẫn fập fồng thở dốc và mắt vẫn đáo điêng đầy hoảng hốt. Nó nằm nghiêng, quay mặt về fía tôi, đầu và cổ nghẹo trên cái ghế băng bên mạn xuồng 1 cách vụng về. Một chân sau nó đã gãy thảm hại. Cái góc gập hoàn toàn ko tự nhiên. Xương lòi khỏi da và có máu chảy. Chỉ 2 chân trước thanh mảnh là có vẻ vẫn còn trong tư thế tự nhiên. Chúng gập lại và thu gọn xuống bên dưới phần thân thể đã vặn vẹo. Thỉnh thoảng, con ngựa vằn lại ngúc ngắc đầu, kêu nấc lên và thở fì fò. Còn thì nó nằm bất động.

Một con vật đáng yêu. Những cái vằn của nó ánh lên, sáng trắng và đen tuyền. Đang cơn khắc khoải chết người, tôi ko để ý nhiều, nhưng vẫn kinh ngạc nhận thấy, dù chỉ thoáng qua, cái kiểu dáng thật lạ, thật sạch và thật đẹp, cũng như cái đầu thanh tú của nó. Cái hệ trong lớn hơn đối với tôi là điều hiển nhiên lạ lùng rằng Richard Parker đã ko giết nó. Các loài thú ăn thịt chỉ biết: chúng fải giết con mồi. Trong hoàn cảnh lúc ấy, Richard Parker, căng thẳng và sợ hãi đến thế, chắc chắn sẽ càng hung dữ hơn nhiều. Nhẽ ra con ngựa vằn fải bị ăn thịt rồi mới fải.

Nguyên nhân của việc tha chết đó chỉ 1 lúc sau hiển hiện ra trước mặt tôi. Nó làm máu tôi đông lại, rồi cũng làm cho tôi có 1 chút yên tâm. Một cái đầu xuất hiện ở cuối tấm bạt. Nó nhìn thẳng vào tôi 1 cách sợ hãi, thụt xuống, ngẩng lên, lại thụt xuống, lại ngẩng lên, rồi biến hẳn. Một cái đầu hói hao hao giống gấu của 1 con linh cẩu lông chấm. Vườn thú của chúng tôi có 1 bộ lạc linh cẩu gồm 6 con, 2 con cái chỉ huy và 4 con đực lâu la. Chúng đang trên đường đến Minesota. Con này là 1 con đực. Tôi nhận ra nó vì cái tai bên fải, bị rách bươm và vết sẹo lởm chởm vẫn làm chứng cho những vụ bạo hành ngày trước của nó. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao Richard Parker đã ko giết con ngựa vằn: nó ko còn ở trên xuồng nữa. Ko thể có 1 con linh cẩu và 1 con hổ trong cùng 1 nơi chật hẹp như vậy. Chắc hẳn nó đã lăn từ tấm bạt xuống dưới biển và chết đuối rồi.

Thế còn tại sao lại có con linh cẩu này ở trên xuồng? Tôi ko tin linh cẩu có thể bơi ngoài biển khơi. Chỉ có thể kết luận rằng nó đã ở trên xuồng từ trước, trốn lên tấm bạt, và tôi đã ko thấy nó lúc rơi xuống xuồng. Tôi nhận ra 1 điều nữa: con linh cẩu là lí do những thuỷ thủ kia đã ném tôi xuông xuồng. Ko fải họ định cứu tôi. May ra đó chỉ là ý định cuối cùng của họ. Họ muốn dùng tôi làm vật thí mạng. Họ hy vọng con linh cẩu sẽ tấn công tôi và may ra tôi sẽ trừ khử đc nó và làm cho cái xuống đc an toàn để họ xuống, tôi có chết cũng chẳng sao. Bây giờ thì tôi hiểu họ đã chỉ tay lia lịa vào cái gì dưới xuồng trước khi con ngựa vằn xuất hiện.

Tôi ko bao giờ nghĩ rằng việc mình bị nhốt cùng với 1 con linh cẩu ở 1 nơi chật hẹp như thế lại là 1 tin lành, nhưng biết làm sao đc. Mà thực ra tôi có những 2 cái tin lành: nếu ko có con linh cẩu thì đám thủy thủ đã chẳng ném tôi xuống xuồng và nhất định tôi đã chết chìm theo con tàu; còn việc fải chung cư với 1 con thú thì thà là với con chó dữ con hơn là con hổ hung bạo và nhanh như cắt kia. Để cho an toàn, tôi dịch trở lại lên cái chèo. Dạng chân sang 2 bên, tôi ngồi lên mép cái phao, bàn chân trái đặt trên mỏm mũi xuồng, chân fải trên mép xuồng. Cũng đủ đễ chịu và cho fép tôi quay mặt vào xuồng.

Tôi nhìn quanh. Chẳng có gì ngoài biển và trời. Giống hệt như khi ta ở trên 1 đỉnh cao nào đó. Mặt biển thấp thoáng nhại lại các nét đặc trưng của đất liền – những ngọn đồi, những thung lũng, những cánh đồng. Những biến động địa chất đc tăng tốc. Vòng quanh thế giới trong 80 ngọn sóng. Nhưng tôi chẳng tìm thấy gia đình tôi ở nơi nào trong cái thế giới ấy. Có những vật nổi bập bềnh trên mặt nước nhưng chẳng có cái nào mang lại chút hy vọng. Tôi ko thể tìm thấy 1 xuồng cứu nạn nào khác.

http://vietnamcayda.com/diendan/showthread.php?t=2517

Thời gian thích hợp gặp một người thích hợp là 1 hạnh phúc.
Thời gian thích hợp gặp một người ko thích hợp là 1 sai lầm.
Thời gian ko thích hợp gặp một người ko thích hợp là 1 viển vông.
Thời gian ko thích hợp gặp một người thích hợp là 1 nuối tiếc.


Yêu và tự hào cho con người theo một nghĩa giản dị nhất

March 16, 2010

Yêu và tự hào cho con người theo một nghĩa giản dị nhất

Thứ Năm, 14 Tháng Một 2010

Trong lời giới thiệu cho cuốn Cuộc đời của Pi, dịch giả Trịnh Lữ nói rằng ông đã từng suýt bỏ qua cuốn sách chỉ vì nó thuộc dạng Best-Seller. Nhưng thật may mắn rằng ông Trịnh Lữ đã bỏ ra chút thời gian để đọc thử cuốn sách, chúng ta đã có được một bản dịch tiếng Việt rất hấp dẫn và thấy rằng: một cuốn sách có thể hấp dẫn được người đọc trước hết là bởi nó tạo ra được một thế giới mà ít người có thể hình dung được nhưng thật đáng ngạc nhiên, nó lại khiến cho tất cả chúng ta thấy có bản thân mình trong đó.

Tôi đã đọc cuốn sách đó hai lần, lần nào cũng như lần nào, tôi không hề buông cuốn sách ra từ khi mở trang đầu tiên cho đến khi tôi đã gấp trang cuối cùng. Đó là một câu chuyện rất chi tiết về cuộc sống của một cậu bé 16 tuổi lênh đênh trên biển suốt 7 tháng trời và tìm được đất liền như một điều kì diệu. Một cốt truyện có vẻ quá giản dị, quá giống Odyssey, Robinson Cruso, Tình yêu cuộc sống… hay rất nhiều câu chuyện phiêu lưu khác. Nhưng có một điều khiến người ta không bao giờ có thể nhầm Cuộc đời của Pi với vô số câu chuyện tương tự là cậu bé không chỉ lênh đênh một mình, cậu đi cùng một con hổ Bengal và cậu đã giữ cho nó sống sót. Toàn bộ câu chuyện gần như một huyền thoại đầy tính hài hước và cứ dần dần, thánh thần phải nhượng bộ cho con người, siêu nhiên phải nhún mình trước tự nhiên.

Tôi phải thừa nhận rằng, tôi cảm thấy cuốn sách hay hơn hẳn khi tôi đọc lại nó lần thứ hai vì khi đó tôi đã đọc thêm được khá nhiều sách về văn hóa Ấn Độ, khi tôi đã hiểu Arjuna là ai, tại sao cậu bé lại sợ hãi khi giết những con cá đến thế, tại sao cậu bé lại cảm thấy mình đi đến tận cùng của sự tha hóa nhân tính khi tính chuyện ăn thịt một con bê… Nhưng Cuộc đời của Pi vẫn là một cuốn sách hết sức hấp dẫn, cho dù bạn không biết Visnu hay Allah là gì. Tác phẩm của Yann Martel thoạt đầu khiến người ta nghĩ đó chỉ là một cuốn sách dành cho trẻ em, nhưng nếu ta càng đọc nhiều, hiểu biết văn hóa và triết học càng sâu và rộng, ta lại càng phát hiện ra những điều ẩn sâu trong những con chữ. Và tôi nghĩ, một cuốn sách vĩ đại không phải là một cuốn sách mà bạn phải vò đầu bứt tóc, đọc thêm một nửa thư viện mới có thể hiểu được nó mà là một cuốn sách với ai cũng có thể hiểu được, ai cũng có thể cảm nhận được sự hấp dẫn của nó, chỉ là ở những mức độ khác nhau mà thôi (một ví dụ khác có thể là Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn).

Cuốn sách là một câu chuyện được người đàn ông đã sống sót kể lại, toàn bộ chỉ là một sự hồi tưởng về những ngày trôi nổi trên đại dương mà chẳng có ai có thể làm chứng. Đấy là một câu chuyện mà ngay cả nhân vật trong đó cũng phải cảm thấy nghi ngờ về tính chân thực của chúng. Sự đan cài của những mảng kí ức với hiện tại, những cuộc chiến căng thẳng của cậu bé với thiên nhiên và con hổ đồng hành với những cuộc đối thoại của những con người trong cuộc sống bình thường khiến cho câu chuyện càng trở nên rắc rối và tất cả biến thành một giấc mơ không biết đâu là đầu mối hiện thực. Tôi rất thích cách Yann Martel đột ngột đưa vào giữa câu chuyện dài về cuộc phiêu lưu đầy sắc màu huyền ảo, kinh hoàng nhưng cũng rất oai hùng của cậu bé trên biển với những chương cực ngắn về cuộc sống của một người đàn ông giản dị trong hiện tại với cuộc sống gia đình êm ả. Người đàn ông ấy dường như hoàn toàn tách ra biệt với người đàn ông tiếp chuyện với hai người Nhật trong phần cuối tác phẩm. Chúng ta biết rõ những nhân vật thực ra là một người, nhưng cuộc sống của anh ta như đã được tách thành ba và chúng ta không hiểu được đâu mới là anh ta thật sự.

Nhưng cho dù câu chuyện phiêu lưu không phải là thật, thì người ta vẫn bị cuốn hút vào những điều nhỏ nhặt nhưng quyến rũ vô cùng của nó. Một cậu bé đã đấu tranh với cuộc sống khốn khổ, đơn độc giữa không gian mênh mông bên cạnh một con mãnh thú và phải nuôi dưỡng nó. Một cậu bé cùng lúc đi theo ba tôn giáo đã phải đau khổ, dày vò khi từ bỏ cuộc sống chay tịnh của mình để giết một con cá và dần dần tiến đến ăn tất cả những thứ tươi sống nào có thể để duy trì sự tồn tại. Một cậu bé nhỏ nhoi và yếu ớt vẫn luôn luôn phải khẳng định ta là kẻ cầm đầu và quyền uy tối thượng không phải chỉ với một con hổ hung tợn mà còn với toàn bộ tự nhiên. Và thiên nhiên, thiên nhiên với những bí ẩn mà chúng ta không bao giờ có thể đoán biết được hết, thiên nhiên với những sức mạnh mà ta không bao giờ lường được trước cũng là yếu tố khiến cho ta không thể nào dứt bỏ những trang viết.

Cuộc đời của Pi khiến ta yêu và tự hào cho con người theo một nghĩa giản dị nhất. Một con người có thể bị đói khát đến gần chết và ăn uống như súc vật, nhưng thế giới tinh thần của anh ta vẫn sẽ còn lại mãi mãi và nó là sức mạnh khủng khiếp giữ cho anh ta ở thế thượng phong trong tự nhiên. Thánh thần, niềm tin của mọi thứ tôn giáo cũng quan trọng đối với con người, nhưng đó cũng chỉ là thứ yếu bên cạnh lòng khao khát sống và sống như một con người.

Yann Martel đã giữ một giọng văn hài hước trong suốt tác phẩm và tôi đã mỉm cười mỗi khi tôi mường tượng lại những chi tiết. Tôi không cho rằng Cuộc đời của Pi sẽ khiến cho những đứa trẻ nảy sinh ra ham muốn phiêu lưu như Robinson hay Tom Soyer bởi cuộc sống của Pi quá khốn khổ và khủng khiếp, nhưng tôi nghĩ rằng một khi đã đọc cuốn sách đó, người ta sẽ cảm thấy mọi nỗi đau khổ và tuyệt vọng của cuộc sống sẽ chỉ là một bài hát buồn dịu nhẹ và sự lạc quan, niềm tin bao giờ cũng sẽ ở lại như một nụ cười ẩu giấu đâu đó trong cuộc đời.

Người ta có thói quen ca tụng quá lời khi nói về một điều gì mình yêu thích. Nhưng tôi muốn nói rằng lần này không giống những lẫn khác, và tôi cũng không giống những người khác, tôi quả thực đã không thể nói hết ra những điều tôi cảm thấy về Cuộc đời của Pi. Tốt nhất là mọi người nên tự mình đọc cuốn truyện này, và có thể bạn sẽ còn nhìn thấy những điều khác, sâu sắc hơn những gì tôi đã nói ở trên.

Nguồn: Blog của Moony

phinstar (sưu tầm)

http://bookaholicclub.com/?p=3395

Martel Yann – Cuộc đời của Pi

March 16, 2010

Lời người dịch

Lê Quý Đôn viết: “Đọc sách mà tìm được một ý hay, ví dụ như có được một thuyền hạt ngọc.”

Tôi đọc Cuộc đời của Pi, có được rất nhiều thuyền hạt ngọc như thế, những hạt ngọc không biến được cho ai nhưng chính vì vậy mà không bao giờ lo mất, cứ toả sáng mãi trong lòng. Cuộc đời của Pi là ngụ ngôn hậu hiện đại chăng? Tôi không dám nói liều. Như tác giả đã viết qua lời một nhân vật, câu chuyện này sẽ khiến cho ta tin vào Thượng Đế. Dịch xong cuốn sách, tôi nhận ra một điều: Thượng Đế ở đây chính là con người biết sống theo lẽ yêu thương và có quyền sáng tạo theo trí tưởng tượng. Giờ đây, khi cả thế giới đang biến thành một cái siêu thị và đạo đức ngày càng lệ thuộc vào quy luật tài chính và thương mại, thông điệp ấy của tác giả càng nên được truyền bá rộng rãi.

http://cafesangtao.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_details&Itemid=10&gid=64

Hôm nay đọc một cuốn sách

March 16, 2010

Thứ Năm, 13/03/2008, 21:34 (GMT+7)

Hôm nay đọc một cuốn sách

Những bạn đọc trẻ đọc sách và chọn sách tại Hội sách 2008  – Ảnh: Tuổi Trẻ

Trong khi một số người lo ngại về “cái sự đọc”, doanh thu từ sách vẫn tăng đều đặn: năm 2007 đạt 1.393 tỉ đồng, tăng trên 100% so năm 2006, nói “nôm na” là bình quân đầu người Việt Nam (vì không phải cả 85 triệu người đều đọc được sách) chi tiêu hơn 16.000 đồng/năm để mua sách

Tôi đọc Rừng Na Uy không phải vì dư luận xung quanh nó, mà là vì Trịnh Lữ. Tôi đã tin ông từ Cuộc đời của Pi và Con nhân mã ở trong vườn. Tôi thấy tin một người đáng tin thì dễ hơn nhắm mắt nghe lời cả một rừng người.

Mỗi ngày tôi đều đọc chữ, như tôi ăn, tôi ngủ và tôi suy nghĩ. Đọc sách là tốt. Như tôi đã lớn tới chừng này, mỗi ngày vẫn có người khuyên tôi hãy chăm đọc sách. Nhưng tôi chỉ đọc toàn những thứ viễn vông (chưa chắc có tốt hay không). Tôi thích đọc tiểu thuyết. Ban đầu là vì nó có câu chuyện nào đó, nó nhiều chữ và khi gấp sách lại rồi tâm trí vẫn còn cảm giác chưa xong, nhưng sau nghĩ lại, thấy còn những lý do khác nữa nhưng không thể nói ra rành mạch được.

Bây giờ, mỗi ngày, tôi mua một cuốn sách (một cuốn truyện), cũ có, mới có, rồi đọc, tự nhiên mà có nhu cầu như vậy. Một nhu cầu bức thiết, dẫu ít tiền, cũng không thể đơn giản nó đi được. Nó giúp mình vui sống. Đâu phải chỉ toàn đọc niềm vui. Những câu chuyện buồn cũng có ích, cũng giúp mình vui sống.

Nói vậy thôi chứ nhiều khi tôi vẫn đọc sách sử. Nhưng học môn lịch sử thì lại chán vì  nhiều lúc phải nhìn mọi việc đã xảy ra theo ý của người khác. Tôi không thích như vậy, nhưng không phải vì tôi có ý kiến riêng của mình. Tôi không có ý kiến nào hết. Tôi chỉ đọc và ngẫm nghĩ về các sự việc mà thôi.

Hồi tôi học năm thứ hai ở trường đại học, có một cô giáo dạy môn lịch sử văn minh. Cô không đẹp nhưng dạy hay đến nỗi giảng đường lớn không còn chỗ trống và chúng tôi thuộc bài một cách tự nhiên, thi không cần ôn lại. Nhưng cô nói thật may vì cô dạy môn lịch sử văn minh, chỉ cần chỉ ra những thành tựu này, thành tựu kia, rồi kể các câu chuyện xung quanh nó, rồi cho hay ngày nay nó còn lại được cái gì. Cô mừng vì chỉ phải làm như vậy. Và cô kết luận, vì cô tránh được cái công việc “mặc áo cho lịch sử” (theo lời của cô) nên mới thu hút được tụi trẻ chúng tôi.

Tôi thấy cô nói đúng quá. Ai mà không ham tô điểm cho mọi điều theo ý của mình, cô giáo tôi gọi là “mặc áo” cho nó. Nhưng sơn phết cho nó theo ý mình rồi thì chỉ nên giữ nó cho riêng mình thôi, không thể áp đặt cho người khác được. Cô giáo tôi tự nhận mình là người già tuổi, nhưng còn nhạy cảm, hiểu được lòng bọn trẻ tụi tôi, chớ cô cũng không có bí quyết dạy hay gì! Khi cầm tấm bằng đại học năm năm, người tôi nhớ nhất chính là cô, dù môn của cô thật phụ, chỉ học mấy mươi tiết trong nửa học kỳ.

Tôi thích lời đề từ của Rừng Na Uy: Để tưởng nhớ nhiều kỳ nghỉ học. Tôi ngồi nhẩm tính quyển sách xuất bản lần đầu năm 1987, Haruki Murakami sinh năm 1949. Sách in khi tác giả đã 38 tuổi. Tính chơi thôi chớ làm sao mà biết được ông viết quyển sách khi nào. Không thể biết được nhưng lòng tôi vẫn chắc rằng khi viết lời đề từ ấy, ông còn ở tuổi đôi mươi. Tôi nghĩ dù là một nhà văn, chỉ khi còn trẻ, người ta mới có thể viết được một câu (đề từ sách) vu vơ mà lay động lòng bọn trẻ chúng tôi đến vậy! Chúng tôi thấy tin ông, như tin một người bạn thân hiểu lòng mình.

Khi cầm quyển sách, tôi nghĩ “Một ông người Nhật lạ hù”. Cũng như khi cầm Cái trống thiếc, tôi đã nghĩ “Một ông nhà văn người Đức lạ hù” (ở đây tôi tin Gunter Grass là nhà văn trước khi đọc sách vì ông đã đoạt giải Nobel rồi ta mới dịch Cái trống thiếc mà phát hành cho mọi người thưởng thức).

Ông người Nhật ấy viết về câu chuyện của những người trẻ, tràn ngập những điều vu vơ, những khoảnh khắc bất chợt, những trẻ trung và những u buồn. Và tình yêu. Và tình bạn. Và thật lạ kỳ, đọc nó rồi, tôi – một người trẻ – mới lần đầu nhận ra rằng tâm tư của những người trẻ thấy vậy mà cứ đứng im lặng lẽ, đời này đời nọ vẫn chưa bao giờ thay đổi.

Theo NGUYỄN THỊ NHƯ KHANH – Sài Gòn Tiếp Thị

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=247303&ChannelID=10